Những câu hỏi liên quan
Nhân mã ngốc nghếch
Xem chi tiết
lồn
4 tháng 12 2018 lúc 21:04

“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”

Câu ca dao đã trở thành một lời ru quen thuộc, đi vào tiềm thức mỗi chúng ta từ ngày tấm bé. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu cũng từ đó mà mặc định không biến đổi. Đối với truyền thống nền văn minh lúa nước của nước ta, hình ảnh con trâu sớm đã trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, thân hình vạm vỡ nhưng thấp. Bụng to. Da của nó màu đen, rất dai nhưng được phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài nên có cảm giác rất mượt mà. Mũi trâu lớn, miệng trâu rộng, sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg. Bước đi của trâu chậm chạp nhưng chắc chắn. Cái đuôi luôn phe phẩy mọi lúc như để đánh động những chú ruồi không mời mà tới. Vì thưởng làm việc liên tục trên ruộng nên trau có thói quen ợ lên nhai lại. Khi chúng có thời gian ăn cỏ, chúng thưởng nhai qua loa để tích trữ càng nhiều thức ăn càng tốt cho những khi phải làm việc liên miên. Đó là lí do trâu có thể làm cả ngày mà không cần dừng lại nghỉ.

Với một ngoại hình như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe và chịu khó. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, mảnh ruộng cày đã gắn chặt với đời sống bao nhiêu năm lao động của người dân Việt Nam. Công việc đồng áng vất vả kia tuy nặng nhọc, một nắng hai sương, vất vả vô cùng nhưng những người nông dân luôn có “người bạn cần mẫn” của mình là chú trâu luôn bên cạnh giúp đỡ, chăm chỉ cùng làm lụng. Dù ngày nắng hay ngày mưa, dù có gian lao vất vả, chỉ cần người cần đến, trâu sẵn sàng không quản ngại gian lao để cùng con người cầy cấy thửa ruộng, đem lại sự no ấm, yên tâm cho cả gia đình. Nên nông dân ta vẫn luôn có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Còn trâu thì có cần gì ngoài được con người cho ít ngọn cỏ ngoài đồng cùng một nơi để trú ngụ qua đêm. Đó là những ngày bận rộn với công việc đồng áng, còn những ngày nông nhàn, trâu lại làm bạn với tiếng sáo, với cánh diều mộng mơ của trẻ mục đồng trên những bãi cỏ rộng ngập nắng và gió. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau.

Là một loài động vật có sức lao động và trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,.. Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu đã được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo từ lâu để chuẩn bị cho ngày hội hôm ấy. Con nào con nấy cũng vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ trông hung dũng oai phong chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng. Tất cả đều chứng tỏ từ xa xưa đến nay, trâu vẫn gắn liền với đời sống của dân tộc trong mọi mặt kể từ cuộc sống đời thường đến lao động, văn hóa, phong tục, đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc dân tộc.

Mang những giá trị to lớn về mọi mặt của đời sống nhân dân, con trâu đã trở thành một “nhân vật” không thể thiếu và xứng đáng để con người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và quý trọng chúng.

Cho dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều loại máy móc xuất hiện thay thế vai trò của trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh và ý nghĩa của con trâu luôn là một phần nếp sống tinh thần không thể thiếu của mỗi người nông dân đất Việt

Bình luận (0)
Diệp Băng Dao
4 tháng 12 2018 lúc 20:27

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Từ xa xưa, cây lúa đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt. Lúa không chỉ là nguồn thức dưỡng nuôi sống con người mà còn trở thành biểu tượng của làng quê yên bình, là nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Nhiều nhà khoa học cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương, nhân dân ta đã biết cấy lúa. Nghề trồng lúa nước đã truyền từ đời này sang đời khác, là ngành nông nghiệp chính của đất nước ta.

Lúa nước là cây lương thực chính của Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác, trong khi châu u lại là lúa mì. Lúa thuộc loài thân thảo, có nhiều lóng và mắt. Chiều cao của thân được tính từ gốc đến cổ bông còn chiều cao của cây được tính từ gốc đến bông cao nhất. Lá lúa dài trông như lưỡi kiếm, khi lúa chín ngả sang vàng. Gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Rễ lúa là rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Hoa lúa cũng chính là hạt lúa sau này. Lúa là loại cây tự thụ phấn, sau thụ tinh phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng qua một thời gian từ 2-3 tháng thành dàng đặc.

Ở miền Bắc thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa, còn ở miền Nam một năm có 3 vụ lúa. Trồng lúa có nhiều công đoạn. Đầu tiên, người nông dân phải ngâm cho hạt lúa nảy mầm, nhà nông có câu “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, hạt giống có tốt thì cây lúa sau này mới có năng suất cao. Tiếp theo là công đoạn gieo mạ. Những cây mạ non ban đầu yếu ớt hấp thụ những gì tinh túy nhất của đất trời dần trở nên cứng cáp và xanh tươi mơn mởn. Lúa lúc xanh còn được gọi là lúa đương thì con gái. Đây là giai đoạn người nông dân phải chăm sóc tốt cho lúa: bón phân, làm cỏ, diệt côn trùng gây hại. Rồi lúa đẻ nhánh, lúa làm đòng, hương lúa thoang thoảng khắp cả cánh đồng. Lúa chín, bông lúa vàng trĩu hạt làm cả cây oằn xuống. Giờ đã đến giai đoạn thu hoạch lúa, các bác nông dân gặt lúa, tuốt hạt, phơi cho khô và bảo quản lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Không chỉ cung cấp một lượng tinh bột lớn duy trì năng lượng cho con người, từ hạt gạo, người ta có thể chế biến ra vô vàn món ăn. Bánh chưng, bánh giày được Lang Liêu làm ra từ gạo nếp để dâng vua Hùng là hai loại bánh truyền thống trong ngày tết. Bánh giày tượng trưng cho trời còn bánh trưng tượng trưng cho đất. Lúa nếp non được rang thành cốm- là một thức quà quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi mùa thu tới. Gạo nếp còn được nấu thành xôi- là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt vào ngày giỗ tổ tiên hay lễ, tết. Ngoài ra, chúng ta còn có biết bao loại bánh khác nhau được làm từ gạo: bánh cuốn, bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, bánh đúc.... Thân lúa sau khi thu hoạch được phơi khô có thể làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò... Vỏ lúa được dùng làm trấu. Cám là một sản phẩm sau khi người ta xát gạo, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Lúa có hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, người ta đã tạo ra nhiều loại lúa cho chất lượng và năng suất cao hơn. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Việt Nam từ một đất nước đói nghèo đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Những cánh đồng lúa rộng bát ngát thẳng cánh cò bay là biểu tượng cho sự bình yên của làng quê, tô điểm cho vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Ngày nay, nhiều tòa cao ốc mọc lên thay thế đồng ruộng nhưng cây lúa vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống của người dân Việt Nam. Cây lúa sẽ mãi là người bạn thân thiết của người nông dân, là nét đẹp bình dị của quê hương yêu dấu.

 

Bình luận (0)

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.

Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.

Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh...

Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà... Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: "Xin chào các bạn", cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

Bình luận (0)
đỗ thanh mai
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Trang
24 tháng 8 2019 lúc 14:39

Cai nay thi tui chiu

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
30 tháng 5 2021 lúc 16:54

mik chịu thôi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đại Phạm
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 10 2021 lúc 10:44

Em vào link này xem nhé!

Em hãy viết đoạn văn thuyết minh về lợi ích, vai trò của con trâu

Bình luận (0)
Hoàng Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Hoàng Minh Nguyệt
Xem chi tiết
duong duong
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Khánh Linh
15 tháng 8 2021 lúc 20:32

Đến với những vùng thôn quê Việt Nam, không thể không kể đến hình ảnh những đồng lúa bạt ngàn, trải rộng mênh mông, những cây lúa rung rung trước gió dưới chiều tà cho con người cảm giác bình yên, tự tại. Có thể nói, cây lúa mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho người nông dân và cho xã hội.

Thuyết minh về cây lúa Việt Nam

Giống lúa tại Việt Nam ngày nay xuất phát từ một loại lúa dại có từ hàng vạn năm trước có thân và hạt nhỏ trải qua nhiều quá trình tiến hóa, lai tạo giống mà từ một loại lúa dại đơn giản hiện đã có hàng chục giống lúa khác. Theo lời truyền miệng của dân gian, nguồn gốc của lúa được phát hiện bởi một đôi vợ chồng do nạn đói kéo dài nên họ đã lánh vào rừng sinh sống, ngày ngày săn bắt chim thú và tình cờ phát hiện ra một loại hạt có thể gieo trồng và giúp người dân thoát khỏi nạn đói kéo dài. Loại hạt đó chính là hạt lúa.

Tuy lúa tại Việt Nam có rất nhiều giống khác nhau nhưng có thể phân loại theo hai nhóm chính: lúa nếp và lúa tẻ. Lúa nếp có nhiều giống, tiêu biểu như lúa nếp cái hoa vàng với chiều cao trung bình khoảng hơn mét, chịu được khí hậu khắc nghiệp, năng suất ra hạt tầm trung, người dân thường dùng lúa nếp để nấu rượu nếp, xay bột nếp, nấu sôi, là nguyên liệu làm bánh chưng,….. Với nhóm lúa tẻ, nổi tiếng với lúa Nàng Hương, có chiều cao lên tới khoảng 3, 4 m, hạt nhỏ, dẻo, người dân dùng gạo tẻ để nấu cơm ăn theo bữa, nấu cháo, làm bún, phở,….

Dù là lúa nếp hay lúa tẻ đều có chung đặc điểm về cấu tạo trong và ngoài của cây. Lúa là cây thân cỏ, có chiều cao từ 1m – 3 m, là loại cây rễ chùm đạt chiều cao tối đa khoảng 2 – 3 km. Lá lúa dài, dẹp không có màu cố định mà thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của cây lúa. Hoa lúa có màu trắng, xuất hiện từ thời kỳ sinh trưởng sinh thực, có khả năng tự thụ phẩn cho cây phát triển thành các hạt thóc nhỏ. Hạt thóc lúc ban đầu xuất hiện có màu xanh, khi chín đổi thành vàng nhạt, nhỏ chỉ dài khoảng 10 – 20 mm.

Mặt khác, từ lúc gieo mạ đến khi phát triển thành lúa chín lại cần một quá trình dài, nhiều giai đoạn. Đầu tiên, người nông dân gieo mạ vào mùa xuân tháng chạp, gần tết, mạ được gieo tại một khu đất riêng biệt với ruộng để ủ tầm 3 – 4 tuần thì người nông dân mới nhổ mạ và đi cấy tại ruộng. Từ mạ sau khi ủ phát triển thành cây con cao khoảng 10 cm, gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Tiếp đến là thời kỳ sinh trưởng sinh thực khi từ cây con, lúa dần phát triển chiều cao đến độ dài nhất định, lúa bắt đầu ra những bông hoa trắng, sau đó những bông hoa trắng dần thu vào kết thành các hạt thóc nhỏ màu xanh, vỏ hạt cứng, khó tách khỏi cây. Cuối cùng là thời kỳ lúa chín, các hạt thóc chuyển dần về màu vỏ vàng tươi hay còn gọi là cám, dễ dàng tuốt hạt bằng tay, phần ngọn lúa dần chuyển màu vàng nhạt.  Người nông dân thu hoạch lúa, tuốt các hạt thóc, phần lá còn lại sau khi tuốt tạo thành các đống rơm rạ.

Cây lúa mang lại cho người nông dân và cho xã hội nhiều giá trị đặc sắc, to lớn. Về mặt giá trị sử dụng, lúa được đưa vào sản xuất, xuất khẩu ra thế giới, là một nguồn lợi nhuận của người nông dân, lúa còn là lương thực chính trong các bữa ăn hàng ngày của người dân. Hạt gạo được đưa vào chế biến phở, bún, bột mỳ,….Về giá trị tinh thần, lúa giúp Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai thế giời về xuất khẩu gạo, gắn bó với người dân hàng vạn năm qua.

Như vậy, lúa  dù trải qua bao thập kỷ hay bao thăng trầm lịch sử vẫn luôn giữ một vị trí và vai trò quan trọng không hề thay đổi. Hiện nay, diện tích trồng lúa dần bị thu hẹp, công nghiệp hóa đã để lại hậu quả lụt lội quanh năm, tuy thời thế thay đổi nhưng giá trị mà lúa mang lại vẫn vẹn nguyên.

tham khảo ạ!!

Bình luận (2)
đỗ thanh mai
Xem chi tiết

Mỗi khi em đạt thành tích cao thì ba mẹ thường đưa em đi chơi tại sở thú. Đấy chính là món quà mà em luôn mong ước. Nơi đó có biết bao con thú đáng yêu. Em được tận mắt ngắm nhìn các loài động vật hoang dã, các loài chim, thú. Trong các con thú nơi đây, em luôn bị thu hút nhất chính là những màn biểu diễn nhào lộn của một chú khỉ Bạc Má.

Chú khỉ này có tên thật hay và khá ngộ nghĩnh - Bạc Má. Tên gọi như vậy vì ngay trên má chú khỉ này có đám lông bạc trắng. Chú khỉ Bạc Má này nổi bật và tinh nghịch nhất trong đàn, với bộ lông màu vàng nâu rất đẹp. Lông của chú không mượt như lông những chú mèo mà hơi xù lên trông rất ngộ nghĩnh. Phần lông càng gần đầu càng dài hơn và có màu vàng cam, trông đẹp lắm! Khuôn mặt chú có rất nhiều điểm tương đồng với khuôn mặt con người, chỉ khác là mắt thì to và tròn, gò má thì nhô cao, mũi hơi hếch lên trông thật nghịch ngợm. Và ấn tượng nhất là lúc chú ta cười, cái miệng đã rộng khi cười lại càng mở lớn hơn, mỗi khi cười là lộ ra cả hàm răng nhỏ nhắn, khá đều đặn và trắng như sữa. Chú cười rất nhiều nhất là khi được cho ăn. Thân hình chú hơi gầy, hai tay dài khẳng khiu và những ngón tay thon thon phủ một lớp lông vàng nhạt. Tuy gầy như vậy nhưng chú nhanh nhẹn lắm, chú có thể bám chắc vào một thân cây rồi đu cả người mình vài vóng quanh thân cây đó điêu luyện như một nghệ sĩ xiếc tài ba rồi lại chuyền cành nhanh thoăn thoắt. Thấy mọi người đứng xem làm cho Bạc Má có vẻ thích trí hơn nên trổ tài biểu diễn mua vui cho mọi người. Đang đứng trên lóc cái lồng nhỏ, thoắt cái, chú ta lấy đà, rồi bật nhanh lên một cành cây, một tay bám vào cành tay kia gãi gãi làm trò. Không cần lo chú ta bị ngã đâu, Bạc Má đã luyện chiêu này thành tài rồi. Mọi người vỗ tay, nó càng khoái trí buông cả hai tay mà dùng đuôi cuộn chặt lấy cành cây, đu mình xuống miệng kêu "khẹc, khẹc..." Rồi tưởng chừng như chú bị rơi khi đuôi bị tuột ra, nhưng không, chú đã lại dùng tay đang đánh đu trên một cành cây khác. Tinh nghịch là vậy nhưng những lúc làm nũng mẹ cũng đáng yêu lắm, chú thường được mẹ ôm vào lòng rồi bặt giận cho. Trông thật tình cảm và thân thiết.

Mẹ đưa em mộ quả chuối. Em đên lại gần Bạc Má. Em giơ giơ quả chuối. Chú ta liền chìa bàn tay nhỏ xinh ra xin. Ánh mắt chú nhìn trái chuối chín vàng một cách thèm thuồng. "Đây, ta cho chú mày đấy!" Em vừa vứt chuối vào. Chú ta liền chạy ra lấy chuối liền. Bạc Má có vẻ vui lắm. Chú ta kêu khẹc khẹc rồi nhảy tót lên cao. Bằng một động tác điêu luyện, Bạc Má đã bóc xong trái chuối một cách kheo léo. Ai cũng khen sao chú ta tài thế. Chú ăn chuối ngon lành. Em thấy chú ta ăn, em vui lắm!

Cứ mỗi lần chuẩn bị ra về là em lại quay lại chuồng khỉ để chào tạm biệt Bạc Má. Em mong sao Bạc Má và những chú khỉ ở đây sẽ được chăm sóc tốt hơn, để lần sau trở lại thăm vườn thú, em sẽ được gặp lại những chú khỉ tinh nghịch, thông minh, nhưng khỏe mạnh và xinh xắn hơn.

Bình luận (0)
Hoàng Minh Nguyệt
Xem chi tiết
ĐA SoÁi TỶ
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
11 tháng 12 2016 lúc 10:29

Đề 1 :

Sáng nay khi vừa bước chân ra chỗ để xe, em đã lén nghe được cuộc tranh cãi kịch liệt giữa chị xe đạp, anh xe máy và anh ô tô. Chẳng là nhà tôi mới mua thêm chiêc ô tô, mọi người hay sử dụng nhiều hơn nên mới xảy ra cuộc tranh cãi này.

Chị xe đạp bao giờ cũng là người dậy sớm. Mỗi khi thức dậy chị vươn vai, cố ghé mình vào khe cửa để đón những tia nắng ấm áp đầu tiên, khoan khoái nói: "Chà chà! Thế là một ngày làm việc mới lại bắt đầu rồi!". Vô tình anh xe máy cũng bị đánh thức, quá tức giận anh ta vừa ngáp vừa cười nhạo nghễ:

- Gớm! Dù ngày mới có đến thì cũng chẳng có ý nghĩa gì với loại xe đạp cũ kĩ như chị...!

Chị xe đạp quay quắt ra vẻ tức giận lắm:

- Cái gì mà cũ kĩ? Anh thì có gì hơn tôi?

Anh xe máy còn khoái chí cười to hơn:

- Cổ hủ! Quá cổ hủ! Chị đi chậm rì rì, đâu như tôi vừa nhanh lại vừa bảnh trai!

Nói rồi anh ta giơ vành xe sáng loáng ra rồi nói tiếp:

- Thấy chưa! Tôi được sơn màu bạc quý phái từ đầu đến chân. Đã thế tôi có động cơ chạy êm ru, ăn đứt cái bàn đạp lỗi thời của chị. A! Mà chị có muốn gặp các bạn của tôi không? Nào là SH, Space, Vespa... toàn là xe "xịn"!

Anh ô tô cũng thức dậy, cất tiếng nói vọng sang

- Có chuyện gì mà sáng sớm cãi nhau um sùm thế? - A, hóa ra hai anh chị đang cãi nhau - Anh chị như nhau cả thôi! Tranh luận làm gì cho mệt! Tôi đây mới là nhất này.

Anh xe máy và chị xe đạp trố mắt, anh ô tô lại tiếp lời:

- Tôi được trang trí điều hòa, lò sưởi, máy nghe nhạc, gương. Chà chà! Ngồi lên tôi mà lướt đi trên phố thì chỉ có mà an tâm, lại còn được những ánh mắt thèm muốn nhìn theo mà thôi! Trông tôi hoành tráng thế cơ mà!

Anh xe máy huýt một cái:

- Hoành tráng thật đấy! Xì! Có mà hoành tráng "béo" thì có. Trong giờ cao điểm thì loại xe "đồ sộ" như cậu đố mà qua được đấy! Nhẹ nhàng như tôi đây thì mới lướt được này, lúc như thế anh thử xem ai được ưa chuộng hơn ai.

Chị xe đạp nghe thấy cũng bực tức và lên giọng rằng:

- Các anh hơi quá đáng rồi đấy! Các anh tuy đi nhanh, nhưng thử nhìn lại dằng sau xem, các anh xả khói phì phì, ô nhiễm môi trường. Không có tôi thì làm gì có hình ảnh những dạy phố thanh bình. Tôi góp phần làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp. Người thanh lịch luôn lấy tôi làm lựa chọn hàng đầu.

Xe máy và ô tô cs vẻ như hiểu ra chuyện, ô tô phân trần rằng:

- Thôi từ giờ chúng ta không cãi nhau nữa, tôi nhận thấy tất cả đều có ích, không ai hơn ai mà cũng chẳng ai kém ai. Xe máy cũng có lợi ích mà tôi và xe đạp không thể có, xe đạp cũng có lợi ích mà xe máy và ô tô không thể có. Vì vậy từ hôm nay chúng ta sẽ yêu thương tôn trọng lẫn nhau, cùng cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để phục vụ lợi ích của con người.

Cả ba xe im lặng ra vẻ đồng ý. Tôi bước xuống lấy chiếc xe đạp, đạp đến trường, trong lòng có một cảm giác vui sướng đến lạ thường. Tôi không ngờ phương tiện giao thông cũng có ý thức đến như thể. Tôi thấy mình phải cố gắng học tập tốt, cố gắng giữ gìn phương tiện của mình, để nó gắn bó với tôi được lâu hơn.

Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !

Bình luận (2)